Hòa ước Gia Định Chiến_tranh_Kim-Tống_(1206-1208)

Hàn Thác Trụ lúc này đã quyết định sai Tiêu Sơn thừa Phương Tín Nhụ đi sứ nước Kim bàn việc nghị hòa. Lúc đó Ngột Thạch Liệt Tử Nhân đòi thủ cấp kẻ gây sự nhưng Tín Nhụ không trả lời, liền bị bắt giữ. Tín Nhụ vẫn tỏ ra bất khuất, Ngột Thạch Liệt Tử Nhân không làm gì được, đành cho đưa Tín Nhụ đến Biện gặp tể tướng nước Kim Hoàn Nhan Tông Hạo. Hoàn Nhan Tông Hạo yêu cầu triều Tống xưng thần cắt đất và nộp đầu kẻ chủ mưu. Tín Nhụ vẫn không chịu, Tông Hạo không biết làm gì nên sai Tín Nhụ về nước, tâu lên và quyết xem nên hòa hay chiến. Triều đình được tin, lại cử Lâm Củng Thần làm thông tạ sứ, cùng Tín Nhụ sang Kim lần nữa, cầm theo 100 vạn tiền thông tạ. Hoàn Nhan Sùng Hạo mắng nhiếc và quyết liệt đòi triều Tống chấp hành các điều khoản đã nêu. Phương Tín Nhụ nói

Thuế không thể tăng, có thể lấy tiền thông tạ bù vào. Lúc này quý quốc cứ được đằng chân lên đằng đầu thì ngoại thần đây chỉ biết lấy cái chết báo quốc.

Giữa lúc hai bên đang tranh luận thì quân của An Bính đã lấy lại được Đại Tản quan, Hoàn Nhan Tông Hạo đành cho Tín Nhụ được cầm phúc thư quay về, trong thư yêu cầu Tống triều xưng thần, giữ nguyên biên giới Hoài Hà; hoặc nếu vẫn muốn làm nước cháu thì phải cắt Lưỡng Hoài lấy Trường Giang làm ranh giới, đồng thời nộp đầy kẻ gây sự, tăng thuế năm vạn, một ngàn vạn tiền khao quân sĩ. Phương Tín Nhụ vào yết kiến, báo việc người Kim muốn có thủ cấp của Hàn Thác Trụ khiến Thác Trụ nổi nóng, bãi quan của Tín Nhụ[10], lại dùng Triệu Thuần làm Tuyên Hoài chế trí sứ thay Trương Nham trấn giữ Giang Hoài vào tháng 9 ÂL, chuẩn bị bắc phạt một lần nữa. Trăm họ trước đây vì việc bắc phạt của Thác Trụ đã phải chịu rất nhiều khổ cực, đến đây nghe Thác Trụ lại muốn dùng binh thì trong ngoài đều oán hận. Lễ bộ thị lang Sử Di Viễn là con của Sử Hạo mật tấu xin Ninh Tông trừ bỏ kẻ gian ác. Lại thêm Dương hậu ở trong cung cũng rất oán Thác Trụ, bèn sai hoàng tử Vinh vương Nghiêm dâng sớ đàn hặc Thác Trụ. Ninh Tông không đáp, nhưng Dương hậu vẫn ra sức thêm dầu vào lửa, Ninh Tông vẫn chưa dám xử lý vì quyền lực của Thác Trụ quá lớn. Dương hậu xin Ninh Tông giao việc này cho anh mình là Dương Thứ Sơn cùng các quần thần thân tín, Ninh Tông mới bằng lòng. Lúc đó Tiền Tượng Tổ bị Thác Trụ bãi chức, Dương Thứ SơnSử Di Viễn bàn mưu triệu Tượng Tổ về kinh. Lại liên kết với Lễ bộ thượng thư Vệ Kinh, trứ tác lang Vương Cư Lang, Hữu tư lang Trương Từ, Tham tri chính sự Lý Bích. Ngày 3 tháng 11 năm 1207, các đại thần này bí mật cho quân mai phục ở cầu Lục Bộ, chờ đến lúc Thác Trụ trên đường vào triều thì mai phục giết chết[11] sau đó vào triều tâu với Ninh Tông. Ninh Tông vẫn không tin, đến khi xác nhận sự việc là đúng, Ninh Tông mới dám hạ chiếu bố cáo tội ác của Thác Trụ, lại bãi chức Hữu thừa tướng của Trần Tự Cường đày ra Vĩnh châu, dời Tô Sư Đán đến Thiều châu rồi giết chết, Đặng Hữu Long bị biếm ra Viễn châu, Quách Nghê, Quách Soạn bị đưa đến đến Mai châu và Liên châu, đày gia thuộc của Thác Trụ ra biên cương. Nhiều đại thần như Trương Nham, Hứa Cập Chi, Diệp Thích, Hoàng Phủ Bân, Trình Tùng... có quan hệ với Thác Trụ đều bị mất chức. Lại phục chức cho Khâu Sùng, ít lâu sau lấy Tiền Tượng Tổ làm tả thừa tướng, kiêm Xu mật sứ, Vệ KínhLôi Hiếu Hữu làm Tham tri chính sự, Lâm Đại Trung Thiêm thư xu mật viện sự, Sử Di Viễn Đồng tri xu mật viện sự rồi Xu mật sứ, đồng thời phục hồi quan tước cho Tần Cối[10].

Đầu năm 1208, Ninh Tông hạ chiếu cải nguyên là Gia Định và quyết kế nghị hòa với Kim. Vương Nam được cử đi sứ, đề nghị theo cố sự những năm Tĩnh Khang, xưng nước bác nước cháu, tăng tiền thuế lên 30 vạn, 300 vạn tiền khao quân sĩ và hứa nộp đầu bọn Tô Sư Đán. Hoàn Nhan Khuông giao thư của Vua Kim cho Vương Nam đưa về nam, trong thư vẫn đòi thủ cấp của Thác Trụ. Đúng lúc đó, Tiền Tượng Tổ sai người đến Kim báo việc Xá Trụ đã bị giết, Hoàn Nhan Khuông bèn lệnh Vương Nam về nước đem thủ cấp Thác Trụ đến. Ninh Tông triệu bách quan đến bàn rồi đồng ý nộp đầu Thác Trụ, sai Lâm An phủ mở quan tài, cắt lấy thủ cấp đem kiêu của Lưỡng Hoài rồi lại chặt đầu Tô Sư Đán, gói hết lại đưa sang Kim, lại biếm Trần Tự Cường ra tận Lôi châu.

Tháng 5 ÂL, Vương Nam đem theo hai thủ cấp sang Kim, và tiếp tục bàn việc hòa nghị. Ngày Đinh Mùi, Kim Chương Tông ngự ở Ứng Thiên Môn, cho dựng sào treo thủ cấp Hàn Thác Trụ, Tô Sư Đán để chúng đại thần xem rồi cất vào ngục, sau lệnh Hoàn Nhan Khuông bãi binh về triều, trả lại các đất đã chiếm. Vương Nam ký vào bản hòa ước Gia Định có nội dung cơ bản gồm các khoản

  1. Giữ nguyên biên giới như trước (Hoài Hà), hai bên từ nước chú (Kim) và nước cháu (Tống) đổi thành nước bác (Kim) và nước cháu (Tống), tuy vẫn được xưng là Đại Tống Hoàng Đế với Kim, vẫn bình đẳng về ngoại giao và tước vị (xưng Hoàng Đế, không phải xưng thần) nhưng Tống Đế phải gọi Kim Đế là bá phụ, tức tăng thêm 1 bậc từ chú thành bác
  2. Tiền triều cống mỗi năm 300.000 lạng bạc, 300.000 tấm lụa
  3. Tống phải nộp tiền khao quân vàng bạc mỗi loại 3.000.000 lạng